Phóng sự truyền hình là gì, nó đem lại giá trị ra sao cho cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp? Bài viết sau sẽ giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề này.
Phóng sự truyền hình - một thể loại đang ngày càng được các doanh nghiệp tin dùng bởi chi phí hợp lí mà đem lại thường vượt trội so với quảng cáo TVC trên truyền hình.

Theo khảo sát, bình quân trên toàn quốc tỷ lệ xem tivi là 83%. Thời điểm có đông người xem nhất gọi là "giờ vàng", là khoảng thời gian từ 19 - 22h hàng ngày. Quảng cáo trong giờ này chi phí rất cao, nhưng cũng đáng đồng tiền bát gạo. 
 
Trong thời đại Internet, người ta dành thời gian nhiều hơn cho lướt Facebook, xem Youtube và những thói quen mới phát sinh khác thông qua chiếc Smartphone toàn năng. Nhưng tivi vẫn dành ưu thế trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Nhà nào chẳng có ít nhất 01 cái ti vi. Cứ về đến nhà là phải bật lên xem, vừa vui cửa vui nhà, nắm được tin tức, vừa thư giãn sau một ngày làm việc nặng nhọc.
 
Kết quả của cuộc khảo sát là một tin vui đối với những ai luôn ưu tiên lựa chọn quảng bá sản phẩm, dịch vụ (SPDV) trên sóng truyền hình. 

Phóng sự truyền hình là gì?

Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình, chuyển tải nội dung thông tin nóng hổi, sinh động đến công chúng và nói vui là phập phồng "mang hơi thở cuộc sống". Thí dụ như, phóng sự của báo Tiền phong về tệ nạn buôn thần bán thánh ở Chùa Ba Vàng vừa qua chẳng hạn. 

Tùy theo đối tượng phản ánh mà có thể chia thành các dạng phóng sự khác nhau như: Phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung. Nếu phân chia theo phương pháp thực hiện thì có các loại: phóng sự điều tra, phóng sự trực tiếp, phóng sự có hậu kỳ.

Lợi thế của phóng sự truyền hình

Giúp nâng cao vị thế của đơn vị

Khác với phim quảng cáo (tự nói về mình), phóng sự truyền hình có những khả năng tuyệt vời trong việc nâng cao vị thế SPDV, uy tín thương hiệu một cách khách quan, gần giống như hoạt động PR. Người xem truyền hình tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên, được thuyết phục do SPDV đã được nâng tầm khỏi những công dụng, lợi ích thông thường, để trở thành một sản phẩm có ý nghĩa lớn với đời sống xã hội.

tác nghiệp quay phim tại một doanh nghiệp

Adcentral tác nghiệp quay phim tại một nhà máy điện
 
Thí dụ: Một đoạn phim quảng cáo cho máy lọc nước A nào đó, thì chỉ có thể tự ngợi khen mình "Tôi tốt lắm, mua tôi đi". Nhưng cũng là sản phẩm ấy, khi được đề cập trong một phóng sự phản ánh về vấn đề ô nhiễm nguồn nước thì lại khác. Nếu máy lọc nước đó được gợi ý là một trong những giải pháp thích hợp trước mắt, giúp giải quyết vấn đề thiếu nước, thì lợi ích của sản phẩm đã được nâng lên gấp bội. Không chỉ giúp giải quyết vấn đề thiếu nước sạch mà còn giúp bảo vệ sức khỏe nhân dân (vì bệnh từ miệng mà ra). Sản phẩm ấy đã được phóng sự truyền hình "nâng cấp" về giá trị, điều mà ở phim quảng cáo có phát đi phát lại hàng trăm lần cũng không thể đi vào lòng người được, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng đang chán ngấy với quảng cáo đủ các loại.
 
Một ưu điểm nổi bật nữa là chương trình (ở đài truyền hình đại phương) sẽ còn được phát đi phát lại từ 3 – 4 lần vào những thời điểm khác nhau trong tuần. Đây lại là điểm ưu thế nữa mà phim quảng cáo không thể có được. 

Giải pháp tuyệt vời giúp tiết kiệm kinh phí

Thông thường, doanh nghiệp chi tiền để thực hiện những chiến dịch quảng cáo, dưới hình thức chèn quảng cáo trong các chương trình dự báo thời tiết, bản tin thể thao, trước – trong và sau phim…vv. Mẩu quảng cáo của bạn có thể là phim tự giới thiệu, TVC 15 giây, 20 giây, 30 giây… và số tiền bỏ ra nhiều hay ít là tùy thuộc vào thời lượng, thời điểm và chương trình phát sóng, nhưng mức trung bình cũng cỡ 14.000.000 – 25.000.000 cho mỗi lần phát trên sóng Đài truyền hình địa phương, Đài truyền hình TW thì còn khủng hơn nhiều. Do vậy, quảng cáo truyền hình lâu nay vẫn là sân chơi độc diễn của những "ông lớn" nước ngoài (chiếm 60%) và chỉ có 40% là doanh nghiệp nội. 

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ dẫu biết rõ giá trị khi được xuất hiện trên truyền hình, nhất là những sản phẩm, dịch vụ cần tiếp cận tới hàng triệu người, nhưng đành ngậm ngùi đứng nhìn bởi không thể nào kham nổi kinh phí. 

Điều kiện để làm phóng sự truyền hình

  • Sản phẩm, dịch vụ của bạn phải giúp xã hội giải quyết được một vấn đề nào đó như: Tiết kiệm năng lượng, giải quyết thiếu nước, phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe con người, giải quyết vấn đề môi trường...vv.

  • Sản phẩm, dịch vụ đã được cơ quan chức năng cấp phép và đã bắt đầu đi vào đời sống, được xã hội đón nhận và đánh giá cao.
Nhưng để làm được một phóng sự "cho ra ngô ra khoai", nâng cái tầm của SPDV lên và đạt tiêu chuẩn phát sóng cũng không dễ dàng. 

quay phim truyen hinh

Tác nghiệp quay phim làm phóng sự truyền hình

Cách làm phóng sự truyền hình

Phóng sự phát trên đài truyền hình cho nên luôn phải đáp ứng được các tiêu chí khắt khe. Về chất tiêu chuẩn hình ảnh, phải đảm bảo tiêu chuẩn HD. Chất lượng hình ảnh phải đạt các tiêu chí về các loại cỡ ảnh, bố cục khuôn hình, độ trong sáng, không sai màu, không tối quá hoặc bị cháy sáng. 

Làm video không giống như phóng sự báo viết, cách làm phóng sự ảnh, phát thanh...Nó là tổng thể các kỹ năng quay video, viết lời bình và dựng phim chuyên nghiệp. Các nhà đài thường chuyên nghiệp hóa bằng cách hình thành các phòng ban chuyên dụng riêng. Ai quay phim thì chuyên quay, ai viết lời thì chuyên viết, hia dẫn chương trình thì chuyên dẫn, ai đọc lời thì chuyên đọc, ai dựng phim thì chuyên dựng.

Khi có kế hoạch làm phóng sự, việc đầu tiên là người ta giao nhiệm vụ cho ekip gồm người quay và người viết, thực hiện đấu mối với các cơ sở định ghi hình, thống nhất thời gian, địa điểm, chủ đề...Khi quay về rồi sẽ tiến hàn viết lời, đem duyệt, chỉnh lý, mang đi thu âm, chuyển file video và âm thanh cho phòng dựng... Phóng sự truyền hình là sản phẩm của nhiều người, nhiều công đoạn, do đó rất cần một việc làm đầu tiên đó là kịch bản.

Kịch bản quay phóng sự

Bước đầu tiên để có một phóng sự hay là phải tiến hành lên kịch bản quay phóng sự. Trong kịch bản thể hiện rõ: Nội dung chính cần đề cập, hình ảnh là gì, ý kiến trả lời phỏng vấn của ai, thời lượng, âm nhạc, tít chữ, phục đề, hiệu ứng kỹ xảo... Kịch bản quay phóng sự thường không được các cơ sở dịch làm video hiện nay quan tâm. Bất kỳ dự án làm phóng sự nào họ cũng nhận, nhưng thực ra cũng chỉ là việc đi quay phim, về viết lời theo cảm hứng theo khả năng rồi thông qua quá trình dựng phim...ráp lại với nhau. Cách làm này hiếm khi tạo được những phóng sự truyền hình hay, vô thưởng vô phạt. 

Nhìn chung, các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp lớn thường sử dụng hình thức phát sóng trên các đài truyền hình bởi giá trị của nó khác biệt so với quảng cáo đơn thuần.

Với doanh nghiệp nhỏ, nuồn lực còn hạn chế, Adcentral có giải pháp làm phóng sự để phát trên các Đài truyền hình, đặc biệt là các Đài truyền hình địa phương. Phương án này vừa giúp tiết kiệm 1/2 chi phí, vừa quảng bá tới hàng triệu người dân địa phương trên sóng truyền hình. Phóng sự sau khi phát sóng được lưu lại để đăng tiếp lên website, mạng xã hội, Youtube và dùng vào nhiều việc quan trọng khác. Nhất cử lưỡng tiện, thật không có hình thức nào tốt bằng. 

Bạn có nhu cầu làm phóng sự phát sóng trên đài truyền hình liên hệ với Adcentral bằng cách gửi yêu cầu tới địa chỉ email: contact@adcentral.vn để được tư vấn giải pháp tốt nhất. Trong trường hợp khẩn cấp, bạn liên hệ theo số hotline 0912163389.


Thăm dò ý kiến Nhận xét của bạn về trang web này?
 
43%
 
23%
 
28%
 
4%